Bước ngoặt của Thoả thuận Paris: Những mục tiêu phát thải trung tính đưa sự nóng lên toàn cầu xuống mức 2,1 độ C vào năm 2100
Lần đầu tiên từ sau khi Thoả thuận Paris được đàm phán, làn sóng các mục tiêu phát thải trung tính của các quốc gia đã đưa tham vọng giữ sự nóng lên toàn cầu dưới mức 1,5 ° C của Thỏa thuận Paris trở nên trong tầm với. Nhóm theo dõi hành động khí hậu (CAT) đã tính toán rằng sự nóng lên toàn cầu vào năm 2100 có thể được đẩy xuống mức 2,1 ° C dưới tác động của các cam kết phát thải trung tính của các quốc gia được công bố vào tháng 11 năm 2020. Những cam kết này bao gồm công bố của Trung Quốc vào tháng 9 năm 2020 rằng quốc gia này dự định đạt được mức phát thải trung tính trước năm 2060; riêng cam kết này thôi được ước tỉính làm giảm sự nóng lên toàn cầu vào cuối thế kỷ vào khoảng 0,2 đến 0,3 ° C. Giả định Hoa Kỳ cũng đạt mức phát thải trung tính vào năm 2050, theo đề xuất của Tổng thống đắc cử Biden, sự nóng lên toàn cầu sẽ giảm thêm 0,1 ° C nữa. Nam Phi, Nhật Bản, Hàn Quốc và Canada gần đây cũng đã công bố các mục tiêu phát thải trung tính. Tổng cộng, 127 quốc gia chịu trách nhiệm về khoảng 63% lượng khí thải đang xem xét hoặc đã thông qua các mục tiêu phát thải trung tính.
Trong khi các mục tiêu phát thải trung tính vào năm 2050 là đáng khen ngợi, các chính phủ hiện phải đảm bảo các lộ trình từ nay cho đến năm 2030 (được đưa ra tỏng Đóng góp do quốc gia tự quyết định- NDC) đi đúng hướng dể đạt được cac mục tiêu đề ra, làm thu hẹp khoảng cách đến mức phát thải cần thiết để đạt được mục tiêu 1,5 ° C. Thời hạn để các quốc gia nộp NDC mới vào cuối năm 2020 đang gần kề. Các NDC mới này rất quan trọng để đảm bảo các chính phủ có thể đạt được mục tiêu phát thải trung tính của họ. Các chính phủ cũng phải phát triển kế hoạch thực hiện chi tiết để thật sự đạt được các mục tiêu này.