Báo cáo Khoảng cách sản xuất được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2019 bởi các tổ chức nghiên cứu và các chuyên gia hàng đầu thế giới, phối hợp với Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Được mô phỏng theo loạt Báo cáo Khoảng cách Phát thải của UNEP – và được coi là một phân tích bổ sung – Báo cáo Khoảng cách sản xuất cho thấy sự khác biệt lớn giữa mức độ sản xuất nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia và mức sản xuất mục tiêu để hạn chế sự nóng lên toàn cầu dưới 1,5°C và 2°C.
Báo cáo năm nay được đưa ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi các biện pháp giãn cách tác động đến xã hội – và việc sử dụng và sản xuất than, dầu và khí đốt của xã hội – theo những cách chưa từng có. Do đó, bối cảnh sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang thay đổi nhanh chóng. Các chính phủ đang đưa tiền vào nền kinh tế của họ, gánh nợ ngày càng tăng, và thậm chí thay đổi các quy định về môi trường để ứng phó và phục hồi sau sự sụp đổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi đại dịch. Điều này có thể để lại hậu quả lâu dài đối với bản chất và tốc độ chuyển đổi nền kinh tế khỏi nhiên liệu hóa thạch, và thay đổi khoảng cách sản xuất.
Báo cáo năm nay là vì thế nên xem xét khoảng cách sản xuất trong một bối cảnh hết sinh đặc biệt: dịch bệnh COVID-19. Báo cáo công nhận rằng thế giới vẫn đang ở một bước ngoặt tiềm năng để hướng tới một tương lai bền vững, ít các-bon hơn. Nó xem xét và đánh giá các phản ứng của chính phủ đối với COVID-19 đã gây ra khủng hoảng và tác động như thế nào đối với khoảng cácg sản xuất. Nó bao gồm một bản cập nhật tạm thời về sự chênh lệch sản xuất, đồng thời thừa nhận sự không chắc chắn hiện tại của các kế hoạch dài hạn của chính phủ trong bối cảnh chính sách đnag tập trung vào các giải pháp ngắn hạn cho cuộc khủng hoảng COVID-19. Năm tới, Báo cáo khoảng cách 2021 sẽ bao gồm đánh giá rộng hơn về chênh lệch sản xuất, bao gồm cả hồ sơ quốc gia đã từng là trọng tâm của báo cáo năm 2019.
Recent Comments