Sự khác biệt ngầm hiểu về trách nhiệm của các quốc gia theo Hiệp định Paris
Để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của các bên, một hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu cần phải được các quốc gia liên quan nhìn nhận là công bằng. Hiệp định Paris cố gắng đạt được điều này bằng cách thay thế sự cứng nhắc của việc phân biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển bằng một sự phân biệt “ngầm hiểu” giữa các nhóm nhỏ, bao gồm các quốc gia cụ thể (ví dụ: các quốc gia kém phát triển nhất) cho một số vấn đề chính sách (ví dụ: tài chính khí hậu) và / hoặc đối với các thủ tục cụ thể (ví dụ: mốc thời gian và báo cáo). Trong bài viết này, chúng tôi phân tích xem các quốc gia được phân vào những nhóm nhỏ khác nhau sau đó có phát triển các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phù hợp với vị trí của nhóm mình hay không. Chúng tôi thấy rằng có sự tương đồng trong vấn đề thích ứng và giảm nhẹ, nhưng không có trong vấn đề (tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực. Vì NDC là công cụ chính để đạt được các mục tiêu dài hạn của Thoả thuận Paris, sự mâu thuẫn này cần được giải quyết để cho phép các NDC cập nhật sau này sẽ thể hiện mức độ tham vọng cao hơn.