Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2016 của Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 8% so với kich bản thông thường với các nỗ lực quốc gia và 25% với sự hỗ trợ quốc tế (đã được cập nhật thành 9% và 27% sau khi báo cáo này được xuất bản). Tuy nhiên, các biện pháp giảm nhẹ phát thải bao gồm trong Đóng góp do quốc gia xác định của Việt Nam hiện không phản ánh đầy đủ tất cả các biện pháp giảm phát thải KNK có hiệu quả về mặt chi phí có thể được áp dụng trong nước. Trong một kịch bản thông thường, Việt Nam đang trên đà trở thành quốc gia phát thải KNK lớn vào năm 2030, vào thời điểm các nền kinh tế lớn khác đang đẩy mạnh hành động loại bỏ cacbon khỏi nền kinh tế.
Các hành động khí hậu của Việt Nam hiện ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các phản ứng hiện tại của quốc gia \ không giải quyết được các tác động lâu dài của việc dự báo mất đất ven biển và cơ sở hạ tầng liên quan nếu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không được quản lý phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Những điểm dễ bị tổn thương này cho thấy Việt Nam cần phải tích cực tham gia các nỗ lực giảm phát thải KNK toàn cầu.
Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kể – về mặt kỹ thuật, 85.000 MW công suất phát quang điện mặt trời và hơn 21.000 MW công suất phát điện gió có thể được lắp đặt, chiếm khoảng 32% tổng công suất phát điện vào năm 2030. Khối tư nhân quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và các khoản đầu tư ban đầu đã được thực hiện. Tuy nhiên, các khoản đầu tư để triển khai toàn bộ tiềm năng bị hạn chế bởi khuôn khổ quy định hiện hành và công suất lưới điện truyền tải thấp. Việt Nam có những cơ hội tiết kiệm năng lượng chưa được sử dụng nhiều, với tiềm năng kỹ thuật trong một số ngành sử dụng nhiều năng lượng đạt 40% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay trên một đơn vị sản lượng. Tuy nhiên, giá điện và nhiên liệu hiện tại của ngành công nghiệp không phản ánh chi phí môi trường và sức khỏe của chúng và nhìn chung là quá thấp để có thể đầu tư vào các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các nỗ lực xây dựng khả năng thích ứng và khả năng chống chịu hiện có ở nước này cho đến nay chủ yếu tập trung vào các ứng phó. Ít quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho các sự kiện cực đoan trong tương lai và nâng cao khả năng chống chịu lâu dài của cộng đồng đối với rủi ro biến đổi khí hậu. Đô thị hóa nhanh chóng làm tăng tính dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và làm tăng tình trạng tắc nghẽn, phát thải KNK đô thị và ô nhiễm không khí. Các hệ thống phí dịch vụ môi trường hiện hành không tạo ra đủ nguồn thu để huy động đầu tư vào bảo vệ môi trường và phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của địa phương với tác động của biến đổi khí hậu.
Các công cụ kinh tế khác cũng có thể được tăng cường. Ví dụ, hệ thống chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái rừng hiện nay mang lại một nguồn thu nhập quan trọng cho chủ sở hữu và người sử dụng rừng có chức năng phòng hộ quan trọng đầu nguồn. Luật Lâm nghiệp được thông qua năm 2017 dự kiến thiết lập các khoản chi trả bổ sung cho việc “hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng” nhưng vẫn chưa được áp dụng.
Cân nhắc tất cả những yếu tố trên, báo cáo này phân tích các nút thắt và giải pháp hiện có để áp dụng các mục tiêu của Thoả thuận Paris tại Việt Nam.
Recent Comments