Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2016 của Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 8% so với kich bản thông thường với các nỗ lực quốc gia và 25% với sự hỗ trợ quốc tế (đã được cập nhật thành 9% và 27% sau khi báo cáo này được xuất bản). Tuy nhiên, các biện pháp giảm nhẹ phát thải bao gồm trong Đóng góp do quốc gia xác định của Việt Nam hiện không phản ánh đầy đủ tất cả các biện pháp giảm phát thải KNK có hiệu quả về mặt chi phí có thể được áp dụng trong nước. Trong một kịch bản thông thường, Việt Nam đang trên đà trở thành quốc gia phát thải KNK lớn vào năm 2030, vào thời điểm các nền kinh tế lớn khác đang đẩy mạnh hành động loại bỏ cacbon khỏi nền kinh tế.
Các hành động khí hậu của Việt Nam hiện ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các phản ứng hiện tại của quốc gia \ không giải quyết được các tác động lâu dài của việc dự báo mất đất ven biển và cơ sở hạ tầng liên quan nếu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không được quản lý phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Những điểm dễ bị tổn thương này cho thấy Việt Nam cần phải tích cực tham gia các nỗ lực giảm phát thải KNK toàn cầu.
Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kể – về mặt kỹ thuật, 85.000 MW công suất phát quang điện mặt trời và hơn 21.000 MW công suất phát điện gió có thể được lắp đặt, chiếm khoảng 32% tổng công suất phát điện vào năm 2030. Khối tư nhân quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và các khoản đầu tư ban đầu đã được thực hiện. Tuy nhiên, các khoản đầu tư để triển khai toàn bộ tiềm năng bị hạn chế bởi khuôn khổ quy định hiện hành và công suất lưới điện truyền tải thấp. Việt Nam có những cơ hội tiết kiệm năng lượng chưa được sử dụng nhiều, với tiềm năng kỹ thuật trong một số ngành sử dụng nhiều năng lượng đạt 40% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay trên một đơn vị sản lượng. Tuy nhiên, giá điện và nhiên liệu hiện tại của ngành công nghiệp không phản ánh chi phí môi trường và sức khỏe của chúng và nhìn chung là quá thấp để có thể đầu tư vào các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.
Các nỗ lực xây dựng khả năng thích ứng và khả năng chống chịu hiện có ở nước này cho đến nay chủ yếu tập trung vào các ứng phó. Ít quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho các sự kiện cực đoan trong tương lai và nâng cao khả năng chống chịu lâu dài của cộng đồng đối với rủi ro biến đổi khí hậu. Đô thị hóa nhanh chóng làm tăng tính dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và làm tăng tình trạng tắc nghẽn, phát thải KNK đô thị và ô nhiễm không khí. Các hệ thống phí dịch vụ môi trường hiện hành không tạo ra đủ nguồn thu để huy động đầu tư vào bảo vệ môi trường và phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của địa phương với tác động của biến đổi khí hậu.
Các công cụ kinh tế khác cũng có thể được tăng cường. Ví dụ, hệ thống chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái rừng hiện nay mang lại một nguồn thu nhập quan trọng cho chủ sở hữu và người sử dụng rừng có chức năng phòng hộ quan trọng đầu nguồn. Luật Lâm nghiệp được thông qua năm 2017 dự kiến thiết lập các khoản chi trả bổ sung cho việc “hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng” nhưng vẫn chưa được áp dụng.
Cân nhắc tất cả những yếu tố trên, báo cáo này phân tích các nút thắt và giải pháp hiện có để áp dụng các mục tiêu của Thoả thuận Paris tại Việt Nam.
Để đảm bảo sự tham gia hiệu quả của các bên, một hiệp định toàn cầu về biến đổi khí hậu cần phải được các quốc gia liên quan nhìn nhận là công bằng. Hiệp định Paris cố gắng đạt được điều này bằng cách thay thế sự cứng nhắc của việc phân biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển bằng một sự phân biệt “ngầm hiểu” giữa các nhóm nhỏ, bao gồm các quốc gia cụ thể (ví dụ: các quốc gia kém phát triển nhất) cho một số vấn đề chính sách (ví dụ: tài chính khí hậu) và / hoặc đối với các thủ tục cụ thể (ví dụ: mốc thời gian và báo cáo). Trong bài viết này, chúng tôi phân tích xem các quốc gia được phân vào những nhóm nhỏ khác nhau sau đó có phát triển các Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) phù hợp với vị trí của nhóm mình hay không. Chúng tôi thấy rằng có sự tương đồng trong vấn đề thích ứng và giảm nhẹ, nhưng không có trong vấn đề (tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực. Vì NDC là công cụ chính để đạt được các mục tiêu dài hạn của Thoả thuận Paris, sự mâu thuẫn này cần được giải quyết để cho phép các NDC cập nhật sau này sẽ thể hiện mức độ tham vọng cao hơn.
Các giải pháp dựa vào thiên nhiên (NbS) tập trung vào việc bảo vệ, phục hồi và quản lý bền vững các hệ sinh thái của thế giới. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cả nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng NbS có thể giúp giảm thiểu 30% chi phí cần thiết từ nay đến năm 2030 để giữ sự nóng lên toàn cầu dưới 2 ° C. Gần đây,nghiên cứu cũng chứng minh cách NbS có thể giúp bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương khỏi tác động của biến đổi khí hậu trong khi cung cấp hàng loạt lợi ích khác cho xã hội. Việc các quốc gia sửa đổi hoặc chuẩn bị cập nhật các Đóng góp do quốc gia tự xác định (NDC) theo những cam kết đề ra trong Thỏa thuận Paris trong giai đoạn đến năm 2020 là cơ hội lớn để tăng tham vọng toàn cầu về biến đổi khí hậu thông qua tăng cường vai trò của những các giải pháp NbS.
Để hỗ trợ tăng cường vị trí của NbS trong các NDC tương lai, báo cáo này trình bày tổng quan về mức độ tham vọng hiện tại đối với NbS và làm nổi bật những gì có thể được thực hiện hơn nữa để khai thác đầy đủ tiềm năng của NbS trên toàn cầu. Điều này dựa trên phân tích và so sánh về vai trò của tự nhiên (đa dạng sinh học và hệ sinh thái) trong NDC cho đến nay. Chúng tôi phân tích khung, phương pháp và kết quả của các nghiên cứu khác nhau này, đồng thời xác định một tập hợp các phát hiện chung rõ ràng. Trên cơ sở này, chúng tôi phát triển các khuyến nghị cho những nhà hoạch địhc chính sách về việc nâng cao tham vọng trong mảng NbS.
NDC cập nhật của Việt Nam phân tích, cập nhật và bổ sung một số nội dung gồm:
(i) Rà soát, cập nhật và điều chỉnh các đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp hơn với hiện trạng và dự báo phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đến 2030; bảo đảm mục tiêu thực hiện NDC phù hợp với các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược phòng chống thiên tai.
(ii) Áp dụng một số yêu cầu mới đối với NDC được thông qua tại COP24 phù hợp với khả năng của Việt Nam.
(iii) Làm rõ hơn nội dung về tổn thất và thiệt hại, bổ sung những nỗ lực mới nhất của Việt Nam trong thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
(iv) Bổ sung nội dung đánh giá tác động của việc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến phát triển kinh tế – xã hội.
(v) Bổ sung nội dung phân tích về đồng lợi ích giữa thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững.
(vi) Bổ sung các chỉ số phù hợp tạo thuận lợi cho việc theo dõi, đánh giá định kỳ tiến độ thực hiện NDC.
(vii) Bổ sung nội dung hệ thống quốc gia về đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) đối với các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu phục vụ cho việc thực hiện NDC.
(viii) Làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn và kế hoạch thực hiện NDC trong bối cảnh quốc tế, quốc gia hiện nay và các giải pháp khắc phục.
Để đọc thêm về các NDC, vui lòng truy cập đường link – https://www4.unfccc.int/sites/NDCStaging/Pages/All.aspx
Recent Comments