Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 – chuyên đề “Quản lý chất thải rắn sinh học”
Với tốc độ đô thị hoá và tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam, rất nhiều hoạt động xây dựng diễn ra khắp nơi, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, và Hồ Chí Minh. Tất cả hoạt động như xây mới, cả tạo, phá dỡ các toà nhà và công trình tạo ra một lượng lớn phế thải, được gọi là phể thải xây dựng và phá dỡ (viết tắt là PTXD). Theo Báo cáo Môi trường Quốc gia năm 2011 về quản lý chất thaải rắn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tổng lượng chất thải rắn đô thị trung bình khoảng 60 nghìn tấn/ngày, trong đó PTXD chiếm 10-12% tổng lượng chất thải rắn đô thị. Để tối đa hoá các tác động tích cực tiềm năng nhưng đồng thời để giảm thiểu các tác dộng tiêu cực của hiện đại hoá và công nghiệp hoá ở trong nước, cần phải có biện pháp kịp thời để bảo vệ môi trường. Bài viết này trình bày tình hình quản lý PTXD hiện tại ở Việt Nam và đưa ra những thách thức và khả năng tái chế PTXD. Giải pháp quan trọng được đề xuất là các chiến lược quản lý và tái chế PTXD phù hợp với các điều kiện này, với lợi ích đã được chứng minh cho tất cả các bên liên quan.