Hiện trạng tiêu thụ túi ni-lông dùng một lần trong chuỗi siêu thị tại Hà Nội

Sé không còn xa lạ gì nếu bạn bắt gặp rất nhiều túi ni-lông, bao bì, chai vỏ nhựa dùng một lần trên đường, đặc biệt là những nơi công cộng. Rác thải nhựa thực sự đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong quản lý môi trường. Tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng từ 3,8kg bình quân đầu người năm 1990 lên 41,3 kg bình quân đầu người vào năm 2018. Rác thải nhựa nói chung cần rất nhiều thời gian để có thể phân hủy và với lượng tiêu thụ khổng lồ nhựa của con người, môi trường sống và khí hậu sẽ bị phá hủy nặng nề. 

Tại Việt Nam, nhu cầu phân loại rác thải và áp dụng công nghệ tiên tiến để tải chế rác thải nhựa là một trong những biện pháp cần đẩy mạnh để hạn chế những tác động của nhựa. Một trong những loại rác thải nhựa phổ biến và được tiêu dùng nhiều nhất là túi ni-lông. Do đó, việc đánh giá hiện trạng tiêu thụ túi ni-lông là cần thiết để xây dựng chiến lược giảm thiểu túi ni-lông dùng một lần trong các siêu thị. Báo cáo được xây dựng nhằm cho thấy thực trạng tiêu biểu của việc tiêu dùng túi ni lông tại Việt Nam từ đó cung cấp thông tin để những người ra quyết định có thể xác định phương thức giảm thiểu. 

Thực hiện kinh tế tuần hoàn: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc chuyển dịch mô hình phát triển từ kinh tế tuyến tính truyền thống sang kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng trên thế giới. Tuy nhiên, cách thức thực hiện của mỗi nước có thể khác nhau, với những lĩnh vực ưu tiên riêng. Bài viết tổng hợp và phân tích lịch sử khái niệm và kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn của một số quốc gia tiêu biểu. Theo đó, kinh tế tuần hoàn không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý, đó là triết lý tái tạo và khôi phục. Những kinh nghiệm quốc tế được tổng hợp trong bài viết là cơ sở để rút ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam.