Báo cáo Phát triển Việt Nam – Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung

Báo cáo Phát triển Việt Nam (VDR) 2019: Việt Nam – Kết nối vì Phát triển và Thịnh vượng chung do các chuyên gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và toàn cầu soạn thảo, trình bày một loạt các phân tích mới và nguyên bản cũng như phát triển nghiên cứu mới dựa trên nền tảng là hai báo cáo khác: Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ và Báo cáo Phát triển Thế giới 2020: Giao dịch để phát triển trong kỷ nguyên của chuỗi giá trị toàn cầu.

Báo cáo này trình bày tổng quan toàn diện các vấn đề kết nối ở Việt Nam sử dụng một bộ công cụ và phương pháp phân tích mới để cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan quan trọng khác về các lựa chọn chính sách và chiến lược đầu tư nhằm hỗ trợ sự hội nhập của Việt Nam với thị trường toàn cầu và trong nước, tăng cường và thúc đẩy sự phát triển toàn diện về không gian, cùng với khả năng phục hồi.

Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải – Tập 2: Lộ trình Hướng tới Giao thông Vận tải có Khả năng Chống chịu

Mạng lưới giao thông của Việt Nam dù đã được mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc trong hai thập kỷ qua nhưng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ thiên tai. Ngày nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam kéo dài tới hơn 400.000 km, phần lớn không được xây dựng để ứng phó các kịch bản thiên tai cực đoan, dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Nếu không đầu tư cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, những thành tựu của Việt Nam trong việc tạo ra kết nối tới toàn bộ các cộng đồng nông thôn có thể bị phá hủy hỏng. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của hạ tầng kết nối cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo thành công trong dài hạn của nền kinh tế, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại bên ngoài và ngày càng phụ thuộc vào các kết nối liền mạch giữa nông thôn và thành thị.

Báo cáo phân tích “Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và một số đối tác thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông Vận tải nhằm mục đích đưa ra tầm nhìn và chiến lược cho giao thông thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu lượng khí thải các-bon của ngành đồng thời đảm bảo khả năng chống chịu trước những rủi ro trong tương lai. Kết quả phân tích và khuyến nghị được trình bày trong hai tập của báo cáo: Tập 1, “Lộ trình Hướng tới Vận tải Phát thải Các-bon Thấp” và Tập 2, “Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải.” Tập thứ hai đưa ra khung phương pháp nhằm phân tích mức độ quan trọng và tính dễ bị tổn thương của mạng lưới cũng như các ưu tiên đầu tư để tăng cường khả năng chống chịu.

Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải – Tập 1: Lộ trình Hướng tới Vận tải Phát thải Các-bon Thấp

Mạng lưới giao thông của Việt Nam dù đã được mở rộng với tốc độ đáng kinh ngạc trong hai thập kỷ qua nhưng ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ thiên tai. Ngày nay, mạng lưới đường bộ của Việt Nam kéo dài tới hơn 400.000 km, phần lớn không được xây dựng để ứng phó các kịch bản thiên tai cực đoan, dự kiến sẽ trở nên thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Nếu không đầu tư cải thiện khả năng chống chịu của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, những thành tựu của Việt Nam trong việc tạo ra kết nối tới toàn bộ các cộng đồng nông thôn có thể bị phá hủy hỏng. Bên cạnh đó, khả năng chống chịu của hạ tầng kết nối cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo thành công trong dài hạn của nền kinh tế, vốn phụ thuộc nhiều vào thương mại bên ngoài và ngày càng phụ thuộc vào các kết nối liền mạch giữa nông thôn và thành thị.

Báo cáo phân tích “Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới và một số đối tác thực hiện với sự hỗ trợ của Bộ Giao thông Vận tải nhằm mục đích đưa ra tầm nhìn và chiến lược cho giao thông thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhằm giảm thiểu lượng khí thải các-bon của ngành đồng thời đảm bảo khả năng chống chịu trước những rủi ro trong tương lai. Kết quả phân tích và khuyến nghị được trình bày trong hai tập của báo cáo: Tập 1, “Lộ trình Hướng tới Vận tải Phát thải Các-bon Thấp” và Tập 2, “Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu trong ngành Giao thông Vận tải”.

Tập đầu tiên nêu các cách mà Việt Nam có thể thực hiện để giảm lượng khí thải các-bon bằng cách kết hợp các chính sách và hoạt động đầu tư đa dạng, theo những mức độ tham vọng và nguồn lực khác nhau.