Những giải pháp cho ngành chăn nuôi trong bối cảnh BĐKH
Chăn nuôi là chìa khóa của an ninh lương thực. Thịt, sữa và trứng cung cấp 34% lượng protein được tiêu thụ trên toàn cầu cũng như các chất thiết yếu như vitamin B12, A, sắt, kẽm, canxi và riboflavin. Nhưng đóng góp của những sản phẩm chăn nuôi vào an ninh lương thực và dinh dưỡng còn hơn thế nữa, và bao gồm một loạt các hàng hóa và dịch vụ khác, chẳng hạn như phân động vật và sức kéo. Hàng trăm triệu người dễ bị tổn thương dựa vào chăn nuôi trong điều kiện khí hậu thay đổi, vì khả năng thích nghi với các cú sốc khí hậu của động vật.
Tuy nhiên, các sản phẩm chăn nuôi gây ra nhiều phát thải khí nhà kính hơn hầu hết các nguồn thực phẩm khác. Khí thải được gây ra bởi việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, lên men đường ruột, chất thải chăn nuôi và thay đổi sử dụng đất. Chuỗi cung ứng chăn nuôi chiếm 7,1 GT CO2, tương đương 14,5% lượng phát thải khí nhà kính do con người gây ra trên toàn cầu. Gia súc (thịt bò, sữa) chiếm khoảng 2/3 tổng số đó, phần lớn là do khí mêtan thải ra từ quá trình lên men dạ cỏ.Khí thải mê-tan trong ruột động vật chăn nuôi chiếm 30% lượng khí thải mê-tan toàn cầu. Vì mêtan là một khí nhà kính tồn tại trong thời gian ngắn, việc giảm phát thải khí mê-tan trong ruột động vật có thể giúp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu trong thế hệ hiện nay.
Chăn nuôi phát thải thấp là hoàn toàn có thể. Nhưng hành động phải mang tính quyết định hơn nhiều, vì ngành chăn nuôi ngày càng phát triển liên tục. Được thúc đẩy bởi sự gia tăng dân số của con người, thu nhập cao hơn và sự đô thị hóa, nhu cầu về thịt, sữa và trứng ở các quốc gia có mức thu nhập thấp và trung bình đang tăng lên nhanh chóng. Có nhiều cơ hội để giảm lượng phát thải khí nhà kính trong ngành chăn nuôi, nhưng chúng đòi hỏi nỗ lực hơn nữa từ các bên. Tài liệu này sẽ nêu ra một số biện pháp giảm phát thải này.