“Hiệu quả năng lượng” – Một khái niệm “nhỏ” nhưng “có võ”

Hiện tại, mình đang học thạc sỹ ngành Quản lý năng lượng, Đại học Điện Lực. Dù đã gắn bó 4,5 năm học đại học trước đó nhưng đối với Mình, Quản lý năng lượng hay Hiệu quả năng lượng luôn nhiều điều thú vị và luôn mới lạ. Đó là sự là sự giao thoa giữa các kiến thức kỹ thuật và kinh tế. Lúc đầu ai cũng nghĩ sao nữ lại học Điện lực, một ngành học vốn chỉ được ngầm xác định là dành cho Nam thôi. Trong qúa trình học, đúng thật đôi lúc thấy khó khi đi thực tập về điện, học về hệ thống điện, hệ thống cung cấp năng lượng điện-nhiệt,… rồi lại sang các bài học về quản lý, quản trị, … và các kiến thức đặc thù ngành như thị trường điện, các chuyên đề, báo cáo,…

 

 

Trong thời gian học tập, khi chưa rõ nghĩ sẽ làm gì sau 4-5 năm nữa thì mình học ngoại ngữ, tham dự các cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc, các hoạt động của CLB của khoa, của trường để thêm nhiều trải nghiệm mới. Việc này cũng tạo cơ hội được gặp gỡ nhiều Cô Chú, Anh Chị, và được nói chuyện với Thầy cô trong khoa, những người đã gắn bó nhiều năm mới mảng năng lượng. Khá thú vị khiến cho mình dần dần thích tìm hiểu hơn về ngành mình theo học. Và mình được trở thành thực tập sinh của chương trình “Future Engineer” mùa đầu, được thực tập ở môi trường khách sạn 5 sao đẳng cập JW Marriott, được thực tế quan sát và theo dõi hoạt động của những hệ thống thực tế. Đây cũng là bước chuyển mình giúp mình tự tin hơn khi đăng ký thực tập sinh ở các tổ chức lớn khác, tổ chức nước ngoài. Những năm tháng cuối đại học vừa áp lực mà vừa vui vì mình đã trở thành thực tập sinh Tổ chức hợp tác quốc tế Đức GIZ, chương trình Hỗ trợ năng lượng, một tổ chức quốc tế lớn có rất nhiều hoạt động dự án, chương trình về mảng năng lượng, và cũng là niềm mơ ước từ lâu. Và thực sự 6 tháng trôi qua quá nhanh, mình được làm việc, được hỗ trợ các dự án về mảng EE, RE, Wind, Smart grid. Thật tuyệt vời.

 

Hiện nay, có rất nhiều cơ hội để được học tập, thực tập bởi lượng thông tin có thể tìm kiếm ở mọi nơi, trên mạng hay hỏi những Anh/Chị đi trước. Học tập tốt nhất nên luôn chủ động, chuẩn bị sẵn mọi thứ như CVs, Tiếng Anh và kỹ năng khác để luôn ready khi có cơ hội.

 

 

Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình phát triển, để đạt được các mục tiêu phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững. Năng lượng tác động lên tất cả mọi mặt của cuộc sống nênđặt áp lực lên ngành năng lượng quốc gia. Để đạt được mục tiêu đổi mới, Chuyển dịch năng lượng là yếu tố thiết yếu, chuyển việc sử dụng năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo đặt ra nhiều thách thức cho đất nước, và ngành năng lượng nói riêng. Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong khu vực sau Australia, Nhật Bản và đứng đầu trong số các thị trường mới nổi nhờ đưa ra biểu giá điện tốt giúp thu hút đầu tư vào điện Gió và điện Mặt Trời.[1]

 

Hiệu quả năng lượng chính là trụ cột của việc chuyển dịch năng lượng. Sử dụng năng lượng hiệu quả (thường được gọi ngắn gọn là hiệu quả năng lượng) là mục tiêu của những nỗ lực nhằm giảm năng lượng cần thiết cung cấp cho các sản phẩm và dịch vụ. Ví dụ, việc cách nhiệt một công trình cho phép công trình đó sử dụng ít năng lượng hơn để sưởi ấm và làm mát mà vẫn duy trì nhiệt độ thoải mái. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả đã được chứng minh là một chiến lược tiết kiệm và hiệu quả trong việc xây dựng nền kinh tế mà không nhất thiết phải tăng thêm chi phí tiêu thụ năng lượng.

 

 

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu năng lượng của nước ta ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu mang tính chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững là sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việt Nam đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào năm 2010, có hiệu lực thực hiện từ năm 2011. Theo đó Chính phủ đã đề ra các Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả để triển khai thực hiện.

 

Dù bạn là ai, dù ở bất kỳ đâu, là cá nhân hay tổ chức đều có thể có những hành động tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, góp phần giúp giảm áp lực lên các đơn vị cung cấp năng lượng, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, hãy cùng nhau đóng góp vì chính sự tốt đẹp cho cuộc sống của chúng ta.

 

[1] https://ihsmarkit.com/research-analysis/australia-japan-and-vietnam-lead-in-our-new-clean-power.html?fbclid=IwAR1rbYcAiemPLX94Xa2sRzimW_p5gA9HyWt7CpoD7Lien4kjWXJBrQ49uws

Vũ Tuyết Chi

Thạc sỹ ngành Quản lý năng lượng // Đại học Điện Lực