Tổng hợp kiến thức_Khoa học khí hậu

“Biến đổi khí hậu”, “Sự nóng lên toàn cầu”, “Giảm phát thải khí nhà kính”…là những gì mà sao chúng mình lại phải nghe thấy thường xuyên đến như vậy??? 

 

😥 Đáng buồn, dù không muốn nhưng đây đều là những khái niệm mà chúng ta phải lưu tâm bởi những biểu hiện hàng ngày và những ảnh hưởng đáng kể của chúng đối với đời sống của con người và xã hội.  

 

Biến đổi khí hậu được biểu hiện dao động trong bầu khí quyển được quan sát trong thời gian dài (vài thập kỷ hoặc hơn) chứ không chỉ trong một, hai tháng. Hoạt động của con người được chứng minh là những tác động dẫn đến biến đổi khí hậu với những biểu hiện mạnh mẽ mà có thể thấy rõ nhất là sự phát thải khí C02 trong không khí. 

 

Thí nghiệm của Eunice Foote vào năm 1856 đã sử dụng hai bình thủy tinh đặt dưới ánh nắng mặt trời với một bình chứa không khí và một bình chứa CO2. Sau khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo sự thay đổi nhiệt độ trong mỗi bình, nhà khoa học đã kết luận được rằng CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt ừ ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với không khí”. Thế nhưng thí nghiệm và kết luận của Foote chỉ là một trong 3 thí nghiệm chứng minh về ảnh hưởng của CO2 đến biến đổi khí hậu. Vậy nếu nồng độ CO2 tăng cao mỗi ngày sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người và việc này đồng nghĩa với việc biến đổi khí hậu sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

Video và infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khoa học khí hậu, những biểu hiện và ảnh hưởng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu đến với đời sống chúng ta. Và đưa ra những phướng thức thanh niên có thể làm để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. 

 

Nhanh tay mở ngay video và infographic dưới thuii 🌸

 

Tổng hợp kiến thức_Năng lượng

⚡ Năng lượng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại dù gây ra phát thải khí nhà kính nhiều nhất hiện nay ⚡

 

📱🛵💡 Đối với thanh niên chúng mình, nhu cầu sử dụng năng lượng lại càng lớn khi chúng mình sử dụng xăng để phục vụ di chuyển, dùng điện để học tập, làm việc hay lướt Facebook, và đặc biệt để chiếu sáng nữa. 

 

Nhưng liệu chúng ta đã biết năng lượng bao gồm năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo và chúng cũng chứa đựng “mặt xấu” và “mặt tốt” khác nhau? Tại sao chuyển dịch năng lượng lại cần thiết để hạn chế biến đổi khí hậu? Chúng mình phải làm gì để hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch? 

 

Nếu như chưa kịp hoàn thành các bài học tại Module Năng lượng của chúng mình, các bạn có thể nắm qua những nội dung cơ bản về năng lượng tại Infographic và video dưới đây nha. 

Sau khi xem xong rùi thì mau mau quay lại Module để “nạp” thêm kiến thức thui các bạn ơi 😁

Tổng kết kiến thức_Các hệ sinh thái

Các bạn có biết…

 

Các hệ sinh thái đang phải chịu những hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu như chuyển dịch địa lý, thay đổi về thời gian, suy giảm đa dạng sinh học và giảm khả năng hấp thụ khí cacbon của các hệ sinh thái? [1] 

 

Điều đó diễn ra bởi khi nhiệt độ trung bình và lượng mưa thay đổi, hệ sinh thái cũng phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Nếu như bạn đã từng nghe qua hiện tượng hoa anh đào Nhật Bản lập kỷ lục do nở sớm chưa từng thấy trong vòng 1200 năm mà không biết nguyên do là gì? Thì đó chính là một biểu hiện của sự thay đổi thời gian mà các hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Sự “xáo trộn” trong thời gian biểu các loài có thể dẫn đến những nguy cơ lớn trong sự phát triển của các loài. 

 

Chắc hẳn chúng mình sẽ ít khi nhìn thấy những thông tin này trên TikTok hay Facebook thế nhưng chỉ với 2 phút xem video và infographic mà #Youth4Climate đã chuẩn bị dưới đây, các bạn đã có thể tổng hợp cho mình những kiến thức cần thiết về #Cáchệsinhthái rùi đó nhaa. 

 

Cùng bắt đầu thui!!!

 

Cũng đừng quên truy cập module Các hệ sinh thái của chúng mình để tìm hiểu thêm nha 🥰

 

[1] – United Nations Environment Programme, 2021: Tài liệu hướng dẫn, “Ecosystem Restoration Playbook: A Practical Guide to Healing the Planet”  

Khoa học khí hậu khó, đã có Youth4Climate lo 

 

Biến đổi khí hậu thật sự có tồn tại? 

Có phải biến đổi khí hậu nghĩa là khí hậu sẽ thay đổi sang một dạng khác? 

Khí hậu và thời tiết có phải là một hay khí hậu lớn hơn thời tiết? 

Trái đất sẽ nổ tung nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với khí nhà kính tăng cao?

Đã bao giờ bạn đưa ra những thắc mắc như vậy khi tìm hiểu về biến đổi khí hậu hay chưa? 

 

Nếu có thì e rằng, chúng mình đang có chút nhầm lẫn về biến đổi khí hậu 😅

 

Là một lĩnh vực khá “đau đầu” và “trừu tượng”, biến đổi khí hậu đang xảy ra và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống cả nhân loại. Tuy nhiên, những khái niệm cơ bản về khí hậu và biến đổi khí hậu đôi khi vẫn đang bị hiểu sai bởi những nguồn thông tin tiếp cận chưa chính xác. 

Để hiểu rõ hơn về thực trạng biến đổi khí hậu và  lý giải những câu hỏi trên, cùng chúng mình lắng nghe những phân tích từ các chuyên gia biến đổi khí hậu mà Youth4Climate đã có cơ hội trao đổi. 

 

         

Những khái niệm cơ bản 

Trước khi “nhập môn” khí hậu, hãy cùng nhìn lại với chúng mình một số kiến thức cơ bản mà chúng ta cần phải lưu ý về khoa học khí hậu nhé. Có lẽ, bạn cũng đã từng lướt qua những điều này trong các giờ học địa lý đó. 

Khí hậu được hiểu là mức độ trung bình của thời tiết trong một không gian nhất định và khoảng thời gian dài (thường là 30 năm). Khí hậu thường có tính ổn định tương đối. 

Thời tiết, điều mà chúng ta vẫn theo dõi và quan tâm hàng ngày trong cuộc sống có định nghĩa đầy đủ là trạng thái khi quyển tại một thời điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…

Nóng lên toàn cầu chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các khí nhà kính tích tụ trong khí quyển. Các khí nhà kính này làm giảm lượng bức xạ của trái đất thoát ra vũ trụ, từ đó làm nóng tầng bên dưới khí quyển và bề mặt trái đất. 

 

Sự thật về biến đổi khí hậu 

Nếu theo dõi báo đài và truyền hình thường xuyên, cụm từ “biến đổi khí hậu” đã không còn quá xa lạ”. Nhưng chúng ta hiểu những gì về biến đổi khí hậu và những điều chúng ta nghe về Biến đổi khí hậu có thật sự tồn tại? 

Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ. [1

Hãy thử nhìn lại chút nhé, trong ít nhất mười năm trở lại đây, bạn có thấy thời tiết nóng nhiều hơn, nhiệt độ qua các năm có sự biến động và cả những trận mưa bão thất thường. Trong thế kỷ 20, các nhà khoa học đã đo được xu thế gia tăng của nhiệt độ trên khắp các châu lục và đại dương và nhiệt độ trung bình từ năm 2001 –  2005 cao hơn 0,440C so với chuẩn trung bình toàn cầu. Đất liền đã trở nên ấm hơn bề mặt biển và nhiệt độ ở hai Cực đã tăng lên ít nhất là gấp hai lần so với mức tăng trung bình của thế giới [2] . 

 

Theo IPCC hoạt động của con người ước tính đóng góp làm tăng xấp xỉ 1.0 độ C vào sự nóng lên toàn cầu so với thời kì tiền công nghiệp, với ngưỡng trong khoảng 0.8-1.2 độ C; Nóng lên toàn cầu có xu hướng tăng tới 1.5 độ C vào giai đoạn 2030-2052 nếu nó tiếp tục giữ nguyên xu thế ở tỉ lệ hiện nay.

Nguồn: Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC)

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét và diễn ra ở khắp mọi nơi. Greenland đã mất 3,8 triệu tấn băng kể từ năm 1992 và tỷ lệ thất thoát băng đã tăng từ 33 tỷ tấn/năm trong thập niên 1990 lên tới 254 tỷ tấn/năm trong thập kỷ qua [3] . Theo dữ liệu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), băng đang tan ở đảo ​​Greenland nhanh hơn 7 lần so với những năm 1990. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng đã gây nên hàng loạt trận mưa lũ và bão cấp độ lớn bất thường diễn ra mỗi năm, điển hình như sự tăng 10% các trận mưa cực lớn khiến mùa bão ở Bắc Đại Tây Dương năm 2020 vô cùng khắc nghiệt [4]. Sự đa dạng sinh học bị dần mất đi do môi trường sống bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. 

 

Thanh niên và biến đổi khí hậu 

Nhận thức của thanh niên về sự thay đổi khí hậu là vô cùng quan trọng bởi chúng ta chính là tương lai của thế giới và là người trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Chiếm đến 57% tổng số dân Việt Nam (2019), thanh niên Việt Nam chính là lực lượng nòng cốt để thúc đẩy những thay đổi tích cực trong xã hội [5]. Sự sáng tạo, nhiệt huyết hành động của thanh niên sẽ đóng góp những sáng kiến và nhân lực để phát triển và thực hiện ứng phó biến đổi khí hậu. 

UNICEF kêu gọi nâng cao giáo dục khí hậu cho thanh niên 

Báo cáo đặc biệt của chương trình Phát triển Liên hợp quốc về “Thanh niên Hành động vì Môi trường ở Việt Nam” cho thấy đã có gần 400 thanh niên Việt Nam nêu cao sự ủng hộ ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện mong muốn tham gia hành động về biến đổi khí hậu và đóng góp tiếng nói vào xây dựng các chính sách khí hậu của nước ta. 

Thanh niên Việt Nam tham gia trại viết Báo cáo “Thanh niên Hành động vì Môi trường ở Việt Nam”. Ảnh: UNDP Việt Nam

 

Nhằm tăng cường tiếng nói và hành động vì biến đổi khí hậu, mỗi thanh niên cần có một nhận thức đầy đủ và chắc chắn để đưa ra phương hướng thực hiện thích hợp cũng như lan tỏa tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đến cộng đồng. 

Với mục tiêu hỗ trợ thanh niên Việt Nam tiếp cận đến các tài liệu chính thống về biến đổi khí hậu và môi trường một cách gần gũi và “trẻ trung” nhất, Youth4Climate đã xây dựng một loạt bộ module kiến thức về các chủ đề liên quan đến biến đổi khí hậu đang được các bạn trẻ đặc biệt quan tâm. Các module được thể hiện qua chính sự hiểu biết của thanh niên với những minh họa cực teen sẽ khiến bạn thấy biến đổi khí hậu thật dễ dàng. 

Click vào ĐÂY để khám phá kho tàng kiến thức của chúng mình ngay thui!!!

Minh Thảo – UNDP Viet Nam 

—————–

[1] Các khái niệm, định nghĩa liên quan đến BĐKH 

[2] Nguyên nhân và ảnh hưởng của BĐKH 

[3] Mass balance of the Greenland Ice Sheet from 1992 to 2018

[4] Attribution of 2020 hurricane season extreme rainfall to human-induced climate change

[5] Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 

Di cư, tái định cư và biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Việt Nam đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Nhiều người Việt Nam cả nam giới, phụ nữ và trẻ em đều bị tổn thương và bị tác động bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão, lũ lụt và các hậu quả của nó như sạt lở bờ sông và lở đất. Thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, do đó thích ứng với biến đổi khí hậu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp giảm nhẹ tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan và áp lực liên quan đến môi trường, trong đó có giải pháp tái định cư cho các hộ dân. Người dân cũng đang tự lựa chọn giải pháp thay đổi sinh kế do phải đối mặt với áp lực lớn về kinh tế và môi trường tại địa phương, một số áp lực như vậy ngày càng gia tăng như là hậu quả của biến đổi khí hậu. Di cư là một giải pháp sinh kế và nó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng và tổn thương tại địa phương và góp phần gia tăng các cơ hội kinh tế.

Báo cáo này trình bày các phân tích và nêu bật tầm quan trọng của giải pháp di cư và tái định cư trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, trên cơ sở đó đưa ra một số khuyến nghị về chính sách.

Liên Hợp Quốc tin tưởng rằng bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển lành mạnh cần được áp dụng vào các chính sách và hành động mà hiện đang được xây dựng và triển khai thực hiện nhằm tăng cường khả năng thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu cũng như giảm phát thải khí nhà kính.

Để đọc thêm các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về biến đổi khí hậu, vui lòng truy cập đường link – https://vietnam.un.org/vi/resources/publications?f%5B0%5D=resources_sdgs%3A13

Tăng trưởng xanh và Chính sách Tài khóa về nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam – Các kiến nghị và Lô trình cải cách chính sách

Cam kết của Chính phủ Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó có việc tái cấu trúc ngành năng lượng rất đáng được ghi nhận. Tuy nhiên, báo cáo này lập luận rằng, trợ cấp nhiên liệu hóa thạch vẫn còn lớn và chủ yếu dưới hình thức gián tiếp. Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch có những lợi ích đáng kể, bao gồm nâng cao hiệu suất năng lượng, tăng nguồn cung năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, giảm gánh nặng tài khóa, tăng trưởng GDP cao hơn trong trung và dài hạn, cũng như đem lại tác động tích đối với môi trường. Dỡ bỏ trợ giá nhiên liệu hóa thạch cũng là một cơ hội để chính sách năng lượng trở nên lũy tiến hơn và việc phân bổ nguồn lực nói chung hiệu quả và bao trùm hơn. Nhiều ảnh hưởng tích cực cũng sẽ được nhân lên đáng kể thông qua việc áp dụng dần định giá carbon.

Báo cáo nhấn mạnh rằng những nỗ lực cải cách gần đây cần được thúc đẩy đáng kể để đáp ứng các mục tiêu tham vọng của Chiến lược Tăng trưởng xanh và để Việt Nam tiến tới một quỹ đạo tăng trưởng bền vững và bao trùm hơn. Cải cách chính sách tài khóa nhiên liệu hóa thạch đòi hỏi phải cải cách ngành năng lượng tổng thể, cải cách giá và một chiến lược truyền thông và tham vấn để kêu gọi sự ủng hộ trên diện rộng đối với cải cách. Cần có các biện pháp để bảo vệ người nghèo và dễ tổn thương cũng như các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhất từ việc tăng giá năng lượng. Thông qua việc đưa ra các lựa chọn cải cách cụ thể cho từng vấn đề, tôi tin rằng báo cáo này sẽ có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng một lộ trình cho cải cách.

Báo cáo Tăng trưởng xanh và Chính sách Tài khóa Nhiên liệu hóa thạch ở Việt Nam – Các kiến nghị về Lộ trình Cải cách Chính sách dựa trên các công trình nghiên cứu của nhiều đối tác nghiên cứu trong nước và các chuyên gia quốc tế, cũng như thông qua đối thoại rộng khắp với các bên liên quan chính bao gồm các hộ, doanh nghiệp, các đối tác phát triển và các nhà hoạch định chính sách.

Để đọc thêm các nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam về biến đổi khí hậu, vui lòng truy cập đường link – https://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/library.html

Cơ hội và động cơ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lâu dài ở Việt Nam

Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 25 tháng 09 năm 2018, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên LHQ thực hiện các hành động và cam kết giảm nhẹ theo Thỏa thuận Paris với tham vọng lớn hơn và cấp bách hơn. Hành động khí hậu đã tạo ra cơ hội phát triển to lớn và nếu được quản lý một cách chủ động, hành động đó có thể tạo ra thêm 26 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế thế giới và 24 triệu công ăn việc làm mới trên toàn thế giới vào năm 2030.

Việt Nam đã chủ động triển khai các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận Khí hậu Paris. Việt Nam đã cam kết giảm lượng phát thải hàng năm với nguồn lực trong nước ở mức 8% tới năm 2030 nếu so sánh với Kịch bản thông thường.

Trong bối cảnh này, Báo cáo thảo luận của UNDP về “Cơ hội và động cơ giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lâu dài ở Việt Nam: Đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và Đẩy nhanh tiến độ hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững – SDG” đã cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế có chất lượng cùng với các hành động biến đổi khí hậu đầy tham vọng và hấp dẫn về kinh tế ở Việt Nam là khả thi. Báo cáo này cũng xem xét tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính chủ yếu và các cơ hội giảm phát thải, tập trung đặc biệt vào việc chuyển đổi sang Năng Lượng Tái Tạo ở mức độ cao và hiệu quả năng lượng nhằm cải thiện sự độc lập về năng lượng của Việt Nam và giúp Việt Nam thực hiện lộ trình phát triển các-bon thấp.

Báo cáo cho thấy rằng ngay cả khi tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể thấp hơn trong những năm đầu so với kịch bản thông thường, nhưng con đường không sử dụng nhiên liệu hóa thạch tới năm 2050 sẽ làm tăng tổng sản phẩm quốc nội và đem đến các lợi ích về môi trường xã hội và sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm về báo cáo và UNDP tại Việt Nam, vui lòng truy cập đường link sau – https://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/library/environment_climate/long-term-greenhouse-gas-emission-mitigation-opportunities-and-d.html

Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu (SREX Việt Nam)

SREX Việt Nam phân tích tình hình ở Việt Nam theo những kết quả của báo cáo SREX toàn cầu. SREX Việt Nam đánh giá các tài liệu của Việt Nam về BĐKH, các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan (‘cực đoan khí hậu’) và tác động của những hiện tượng này đối với xã hội và phát triển bền vững. SREX Việt Nam đánh giá sự tương tác của các yếu tố khí hậu, môi trường và con người có thể dẫn đến những tác động và thiên tai, và các phương án quản lý các loại hình rủi ro, nhằm mục tiêu thúc đẩy thích ứng với BĐKH và quản lý các hiện tượng cực đoan vàt hiên tai ở Việt Nam.

Để đọc thêm về chương trình SREX, IMHEN và UNDP, vui lòng truy cập đường link – https://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/library/environment_climate/viet_nam_special_report_on_managing_the_risks_of_extreme_events_and_disasters.html