YOUTH TOT_ Thanh niên có thể làm gì để giảm thiểu Dấu chân các bon?

Mỗi cá nhân chúng ta có bao nhiêu hoạt động mỗi ngày? Đi học, đi làm, ăn uống, đi trà sữa hay đi đá bóng… Kể sơ vậy thôi các bạn cũng thấy mỗi ngày chúng ta có kha khá hoạt động cần phải thực hiện. Thế nhưng đã bao giờ bạn để ý rằng chính những hoạt động thường ngày đó của mình cũng đang thải ra khí nhà kính 😱😱 Nói một cách dễ hiểu, trong mỗi hoạt động con người làm hàng ngày đều sử dụng đến việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt, từ đó sản sinh ra khí nhà kính. Do đó, dấu chân các bon chính là tổng lượng khí nhà kính mà một cá nhân hay một tổ chức thải ra bầu khí quyển trái đất từ các hoạt động hàng ngày.

Nếu vậy, có thể giảm thiểu khí nhà kính chung thải ra toàn cầu bằng việc giảm thiểu dấu chân các bon của mỗi cá nhân ư??

Chính xác!!! Để có thể giảm thiểu được dấu chân các bon, mỗi cá nhân cần phải biết lượng khí nhà kính mà bản thân thải ra hàng ngày là bao nhiêu? Tuy nhiên việc tính toán đó lại không hề dễ dàng chút nào 🤔 Vậy thì chúng mình nên hiểu rõ việc phát thải khí nhà kính trong từng hoạt động để có thể lựa chọn giải pháp tương đương ít phát thải khí nhà kính nhất. Hãy cùng đón xem video dưới đây của nhóm thanh niên năng lượng chúng mình để có thể hiểu rõ hơn về dấu chân các bon nhé

 

 


💥 Video về Dấu chân cácbon là video cuối cùng nằm trong chuỗi 4 video về năng lượng được chia sẻ miễn phí trên Cổng thông tin về biến đổi khí hậu dành cho thanh niên Việt Nam. Video được thực hiện bởi Nhóm Thanh niên Xanh vì Năng lượng Youth Energy TOT (Train the Trainers).

YOUTH TOT_Có nên phụ thuộc vào Nhiên liệu hóa thạch?

Trong 30 giây, bạn hãy thử kể tên những ứng dụng của than, dầu và khí tự nhiên đối với cuộc sống của con người. 

1,2,3…bùm 

Rất tiếc phải ngắt dòng suy nghĩ của bạn nhưng có lẽ 30 giây này không đủ để kể hết được những ứng dụng mà chúng ta đang phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch. Từ hệ thống điện, giao thông vận tải, khí đốt hay sản xuất công nghiệp, mỹ phẩm,…vv. Con người chúng ta đang sử dụng rất nhiều những ứng dụng từ nhiên liệu hóa thạch mà đôi khi chúng ta cũng không tưởng tượng ra. 

Thế nhưng, nhiên liệu hóa thạch có phải là giải pháp tối ưu của chúng mình? 

Tuy đa dạng ứng dụng là thế nhưng việc đốt cháy và sử dụng nhiên liệu hóa thạch lại gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nóng lên toàn cầu của trái đất và gây ra những tác động của biến đổi khí hậu. Nếu không có sự chuyển dịch năng lượng khỏi nhiên liệu hóa thạch, lượng phát thải C02 sẽ tăng gấp 2/3 chỉ trong vòng 20 năm tới, và chúng ta, những chủ nhân của tương lai sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề mà nó mang lại. 

Càng chịu nhiều phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chúng mình sẽ đánh đổi đi sự trong lành, xanh sạch của trái đất và chính tương lai của chúng ta. Do đó, việc thay đổi nhận thức và hành động để tiến tới chuyển dịch năng lượng là giải pháp hàng đầu để có thể từ từ loại bỏ nhiên liệu hóa thạch trong cuộc sống của chúng mình. Và nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, thì hãy bổ sung thêm kiến thức về nhiên liệu hóa thạch bằng việc theo dõi video dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về loại nhiên liệu này và cách chúng mình có thể giảm dần ảnh hưởng của nó trong cuộc sống 🧐

 

 


💥 Video về Nhiên liệu hóa thạch là video thứ 3 nằm trong chuỗi 4 video về năng lượng được chia sẻ miễn phí trên Cổng thông tin về biến đổi khí hậu dành cho thanh niên Việt Nam. Video được thực hiện bởi Nhóm Thanh niên Xanh vì Năng lượng Youth Energy TOT (Train the Trainers).

YOUTH TOT_Lưới điện và vai trò không thể thiếu trong cuộc sống

Trước khi đọc bài viết này, hãy thử thách bản thân một chút nhé. Bạn hãy tắt tất cả thiết bị điện đang sử dụng, đi ra bên ngoài, không cầm theo điện thoại hay bất cứ thiết bị điện tử. Bạn đoán rằng bản thân mình có thể ở bên ngoài như vậy bao lâu? Khi không sử dụng bất cứ một sản phẩm sử dụng điện nào hay ứng dụng của điện.

Có lẽ, với rất nhiều bạn trẻ như chúng ta đó sẽ là một thử thách khá lớn khi mỗi giây, mỗi phút chúng mình đều đang sử dụng điện, phụ thuộc vào những ứng dụng mà điện mang lại. Thế nhưng tại sao lại có điện cung cấp cho mọi tiện nghi của chúng ta như bật đèn, xem phim, nấu cơm và lướt internet 🤔 Câu trả lời ở đây chỉ có thể là lưới điện – một trong những thành tựu vĩ đại của con người 

Lưới điện vẫn luôn tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng mình nhưng có lẽ chưa bao giờ chúng ta thực sự để ý đến nó. Gánh trên mình trọng trách đảm bảo sản xuất điện và tiêu thụ điện diễn ra song song và cùng một thời điểm. Bằng một cách thần kì nào mà lưới điện có thể khiến cuộc sống của chúng mình dễ dàng và tiện nghi đến vậy? Hãy để video dưới đây “mở mang” tầm mắt giúp bạn nha 

 


💥 Video về Lưới điện là video thứ 1 nằm trong chuỗi 4 video về năng lượng được chia sẻ miễn phí trên Cổng thông tin về biến đổi khí hậu dành cho thanh niên Việt Nam. Video được thực hiện bởi Nhóm Thanh niên Xanh vì Năng lượng Youth Energy TOT (Train the Trainers).

YOUTH TOT_Tìm hiểu về Hydrogen trong chuyển dịch năng lượng

Cùng chúng mình giải phương trình hóa học dưới đây:

2H2 + 02 = ???

 

Bạn không nhầm đâu đây vẫn là Climate Learning Hub – Cổng thông tin về BĐKH dành cho thanh niên Việt Nam chứ không phải một website ôn tập hóa học 😝 Nếu như không hiểu tại sao lại có H2 và O2 ở đây thì cùng tìm hiểu với chúng mình trong video thứ 2 trong chuỗi video về năng lượng nhaa 

Ngày càng chúng ta càng nghe thấy nhiều hơn về những biện pháp giảm phát thải để đạt được mục tiêu phát thải ròng carbon bằng không vào năm 2050 (Net zero). Tuy nhiên để có thể hiện thực hóa được mục tiêu trên vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức như: (1) Sự mất cân bằng giữa cung và cầu điện năng trong hệ thống điện do tích hợp quá nhiều nhà máy năng lượng tái tạo; (2) Sự thay đổi, chuyển dịch rất lớn đến từ các hệ thống hạ tầng năng lượng từ nhỏ đến lớn; (3) Một số lĩnh vực như giao thông vận tải, các ngành công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp hóa dầu còn khó có thể hoàn toàn điện khí hóa.

Chuyển dịch năng lượng là tất yếu để tương lai đó có thể xảy ra. Trong quá trình thực hiện đó, Hydrogen, khí hydro hay H2 là nguyên tố phổ biến, cấu tạo đến 90% vật chất của vũ trụ và chủ yếu tồn tại trong các hợp chất như H20 (nước) hay CH4 (methane) – được coi là một phần của giải pháp. 

Nếu đọc đến đây bạn vẫn cảm thấy giật mình bởi những nguyên tố hóa học này thì mau chóng xem ngay video dưới đây để hiểu tại sao Hydrogen có thể đóng góp cho việc xanh hóa năng lượng của chúng mình 

 

 


💥 Video về Hydrogen là video thứ 2 nằm trong chuỗi 4 video về năng lượng được chia sẻ miễn phí trên Cổng thông tin về biến đổi khí hậu dành cho thanh niên Việt Nam. Video được thực hiện bởi Nhóm Thanh niên Xanh vì Năng lượng Youth Energy TOT (Train the Trainers). 

 

 

euREka! Sáng kiến Năng lượng tái tạo

Khi thế giới đang trong nỗ lực hướng đến giảm phát thải khí nhà kính và đạt được phát thải ròng bằng 0, năng lượng sạch được coi là một trong những giải pháp hàng đầu trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.  Để tăng cường đưa năng lượng tái tạo vào trong cuộc sống, cần đẩy mạnh các sáng kiến ứng dụng năng lượng tái tạo  như sử dụng điện gió, điện mặt trời, thủy điện ☀🌊

Là một trong những ngành gây ra nhiều phát thải khí nhà kính, giao thông cần có những thay đổi và bước tiến mới để giảm phát thải bởi chỉ tính trong giai đoạn 2014 -2020, mỗi năm Việt Nam có tới trung bình 5,14 triệu xe máy và 255.000 ô tô con được đăng ký mới. Điều này đã góp phần dẫn đến tổng phát thải lên đến 33,2 triệu tấn, chiếm 19,3% phát thải từ lĩnh vực năng lượng. 

Do đó, phương tiện giao thông bằng điện trở thành một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu với nhiều tiềm năng phát triển, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và sự tác động đến môi trường sống xung quanh. 

🚲 Thế nhưng như vậy đã đủ để xe điện có thể thay thế hoàn toàn các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tại Việt Nam? Biện pháp nào có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề của xe điện? 

Thanh niên chúng mình đã có một buổi chia sẻ nhỏ với những hướng dẫn từ nhóm Youth TOT năng lượng về vấn đề này. Vậy để tìm hiểu thêm về những sáng kiến năng lượng tái tạo có thể áp dụng trong tương lai, hãy cùng nghiên cứu những nội dung dưới đây mà những bạn trẻ TOT đã xây dựng dành riêng cho thanh niên chúng mình nhé. 

Đảm bảo bạn sẽ được “boost” 50 phần kiến thức với những tài liệu hướng dẫn thú vị của các bạn TOT chúng mình 🤭

 

 

euREka – Innovationhttps://docs.google.com/presentation/d/1T7d-lDa1VA4nvEmBbY0dbBKo2REhpCk3/edit?usp=sharing&ouid=110986957729224985643&rtpof=true&sd=true

euREka – Trình bày của khách mời: https://docs.google.com/presentation/d/1uv3Whh_-Jdd4FCTxiW0yV4DYT25E56Bl/edit?usp=sharing&ouid=110986957729224985643&rtpof=true&sd=true

 

YOUTH TALK – Thanh niên trong chuyển dịch năng lượng

⚡ Chuyển dịch năng lượng là sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc của một hệ thống điện ⚡

Bằng cách cắt giảm tỉ trọng các nguồn năng lượng phát thải Carbon như than đá và dầu mỏ và thay vào đó là những nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu cũng như đảm bảo nguồn năng lượng bền vững cho tương lai.

Từ Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu cho đến hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra những cam kết rất tham vọng hay có thể gọi là khá xa vời cho chuyển dịch năng lượng. Cụ thể Thủ Tướng khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” – NetZero vào năm 2050. Điều này là dễ hiểu khi Việt Nam được IPCC xác định là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thế nhưng Việt Nam đang ở trong tư thế như nào khi đưa ra những mục tiêu đấy, chẳng phải chúng ta vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn điện than hay sao?

Để tiến đến các nguồn năng lượng sạch và bền vững,  chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam cũng đã gặp phải những rào cản rất lớn.  

Đứng trước những thách thức và cơ hội trong quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, thanh niên hiểu gì về vấn đề này và chúng mình có thể đóng góp những gì vào quá trình này tại hiện tại và tương lai? Chúng mình muốn tìm hiểu và nghiên cứu về năng lượng thì phải tham gia ở đâu? 

Youth4Climate xin giới thiệu biệt đội Youth Train-the-trainer (TOT), những bạn trẻ từ khắp vùng miền khác nhau với mong muốn được học hỏi về chuyển dịch năng lượng, sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi căn bản nhất và tạo ra một môi trường để chúng mình cùng trao đổi và chia sẻ với nhau. 

Buổi giao lưu đầu tiên “Youth Talk – Thanh niên trong chuyển dịch năng lượng” nằm trong chuỗi sự kiện Thanh niên & Chuyển dịch năng lượng đã diễn ra tốt đẹp và Youth Talk đã ghi nhận được đa số ý kiến cho rằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ chiếm chủ đạo trong cơ cấu phát điện Việt Nam và tài chính là thách thức lớn nhất trong chuyển dịch năng lượng. 

Nếu bạn tò mò không biết những thông tin và kiến thức gì đã được chúng mình chia sẻ với nhau thì hãy theo dõi ngay bài trình bày bên dưới, các bạn trẻ TOT chúng mình đã tổng hợp kiến thức và chia sẻ đến các bạn thanh niên khác một cách dễ hiểu và thú vị nhất đó. 

Bên cạnh đó, tài liệu kiến thức về Sáng kiến năng lượng tái tạo cũng sẽ được chúng mình chia sẻ tại Climate Learning Hub, hãy cùng đón đọc với chúng mình nhé 🥰

 

Đánh giá nút thắt và hướng giải quyết để đẩy mạnh việc hiện thực hoá Thoả thuận Paris tại Việt Nam

Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) năm 2016 của Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính 8% so với kich bản thông thường với các nỗ lực quốc gia và 25% với sự hỗ trợ quốc tế (đã được cập nhật thành 9% và 27% sau khi báo cáo này được xuất bản). Tuy nhiên, các biện pháp giảm nhẹ phát thải bao gồm trong Đóng góp do quốc gia xác định của Việt Nam hiện không phản ánh đầy đủ tất cả các biện pháp giảm phát thải KNK có hiệu quả về mặt chi phí có thể được áp dụng trong nước. Trong một kịch bản thông thường, Việt Nam đang trên đà trở thành quốc gia phát thải KNK lớn vào năm 2030, vào thời điểm các nền kinh tế lớn khác đang đẩy mạnh hành động loại bỏ cacbon khỏi nền kinh tế.

Các hành động khí hậu của Việt Nam hiện ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các phản ứng hiện tại của quốc gia \ không giải quyết được các tác động lâu dài của việc dự báo mất đất ven biển và cơ sở hạ tầng liên quan nếu sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu không được quản lý phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Những điểm dễ bị tổn thương này cho thấy Việt Nam cần phải tích cực tham gia các nỗ lực giảm phát thải KNK toàn cầu.

Việt Nam có tiềm năng năng lượng tái tạo đáng kể – về mặt kỹ thuật, 85.000 MW công suất phát quang điện mặt trời và hơn 21.000 MW công suất phát điện gió có thể được lắp đặt, chiếm khoảng 32% tổng công suất phát điện vào năm 2030. Khối tư nhân quan tâm nhiều đến việc đầu tư vào năng lượng tái tạo và các khoản đầu tư ban đầu đã được thực hiện. Tuy nhiên, các khoản đầu tư để triển khai toàn bộ tiềm năng bị hạn chế bởi khuôn khổ quy định hiện hành và công suất lưới điện truyền tải thấp. Việt Nam có những cơ hội tiết kiệm năng lượng chưa được sử dụng nhiều, với tiềm năng kỹ thuật trong một số ngành sử dụng nhiều năng lượng đạt 40% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay trên một đơn vị sản lượng. Tuy nhiên, giá điện và nhiên liệu hiện tại của ngành công nghiệp không phản ánh chi phí môi trường và sức khỏe của chúng và nhìn chung là quá thấp để có thể đầu tư vào các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả.

Các nỗ lực xây dựng khả năng thích ứng và khả năng chống chịu hiện có ở nước này cho đến nay chủ yếu tập trung vào các ứng phó. Ít quan tâm hơn đến việc chuẩn bị cho các sự kiện cực đoan trong tương lai và nâng cao khả năng chống chịu lâu dài của cộng đồng đối với rủi ro biến đổi khí hậu. Đô thị hóa nhanh chóng làm tăng tính dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và làm tăng tình trạng tắc nghẽn, phát thải KNK đô thị và ô nhiễm không khí. Các hệ thống phí dịch vụ môi trường hiện hành không tạo ra đủ nguồn thu để huy động đầu tư vào bảo vệ môi trường và phục hồi các dịch vụ hệ sinh thái cần thiết để tăng cường năng lực thích ứng của địa phương với tác động của biến đổi khí hậu.

Các công cụ kinh tế khác cũng có thể được tăng cường. Ví dụ, hệ thống chi trả cho các dịch vụ hệ sinh thái rừng hiện nay mang lại một nguồn thu nhập quan trọng cho chủ sở hữu và người sử dụng rừng có chức năng phòng hộ quan trọng đầu nguồn. Luật Lâm nghiệp được thông qua năm 2017 dự kiến ​​thiết lập các khoản chi trả bổ sung cho việc “hấp thụ và lưu trữ các-bon rừng” nhưng vẫn chưa được áp dụng.

Cân nhắc tất cả những yếu tố trên, báo cáo này phân tích các nút thắt và giải pháp hiện có để áp dụng các mục tiêu của Thoả thuận Paris tại Việt Nam.

Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu”

Thanh niên dưới 25 tuổi tại Việt Nam hiện chiếm 23% dân số và là một lực lượng quan trọng trong việc thúc đẩy những thay đổi tích cực trong xã hội. Thanh niên là nguồn cung năng lượng cho sự sáng tạo và nhiệt huyết hành động, và là một trong những lực lượng quan trong nhất để giành chiến thắng trong cuộc đua với khí hậu. Chương trình phát triển liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) thực sự vinh dự khi xuất bản Báo cáo đặc biệt đầu tiên của Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu, báo cáo được viết hoàn toàn bởi một nhóm 20 đại diện thanh niên xuất sắc từ mọi miền đất nước. Mục đích của Báo cáo là nêu lên tiếng nói của người trẻ cũng như chia sẻ tầm nhìn chung của họ với các nhà hoạch định chính sách, để thanh niên có thể nhận được các hỗ trợ cần thiết và tăng cường sự đóng góp của thanh niên cho các hành động vì khí hậu. Báo cáo chỉ ra những thách thức cụ thể mà thanh niên phải đối mặt trong việc thực hiện hành động vì khí hậu, ví dụ như khả năng tiếp cận công nghệ và nguồn tài chính hạn chế, thiếu cơ hội hợp tác với các bên liên quan, đồng thời nêu bật hướng giải quyết cho những nút thắt này. Ngoài ra, báo cáo đưa ra một lộ trình hành động cụ thể hướng tới COP26 nhằm nâng cao năng lực và sự đóng góp cụ thể của thanh niên Việt Nam tại hội nghị này. Trong bản Báo cáo Đặc biệt, các đại diện thanh niên cũng cam kết tham gia thực hiện lộ trình này để từng bước thúc đẩy và dẫn dắt các hành động khí hậu của thanh niên từ năm 2021 đến năm 2025 tại Việt Nam.

Thông qua quá trình này, thanh niên cam kết đóng vai trò tích cực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và đẩy mạnh các nỗ lực thích ứng tại Việt Nam. Thanh niên muốn được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách khí hậu, và Báo cáo đặc biệt này chính là nỗ lực đầu tiên của họ trong việc đóng góp vào các nỗ lực chung của quốc gia và quốc tế.

Để đọc thêm về trại viết báo cáo đặc biệt cũng như chương trình Youth4Climate, vui lòng truy cập đường link – https://www.vn.undp.org/content/vietnam/en/home/presscenter/articles/national-writeshop–special-report-on–youth-for-climate-action-.html