Thư ngỏ của thanh niên toàn cầu

Hàng nghìn thanh niên từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau lên tiếng yêu cầu sự thay đổi từ các nhà lãnh đạo toàn cầu. Tiếng nói từ các cá nhân, tổ chức môi trường, các cơ sở giáo dục cùng với chuyên gia của nhóm chính sách nhấn mạnh các điểm hành động không thể thiếu để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra. Trong 15 chủ đề, thư ngỏ kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới tại COP26 đưa ra khuôn khổ chính sách cần thiết để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu và hậu quả của biến đổi khí hậu. Yêu cầu lớn nhất là thanh niên phải được tham gia một cách tích cực và cụ thể vào tất cả các quá trình ra quyết định liên quan đến quản trị và thực hiện biến đổi khí hậu. Các yêu cầu chính sách cần phải được lồng ghép vào các chương trình nghị sự và cam kết quốc gia lẫn quốc tế, đồng thời yêu cầu một cách tiếp cận liên ngành để thanh niên tham gia quản lý môi trường, thừa nhận rằng khủng hoảng khí hậu ảnh hưởng không cân xứng đến một số cộng đồng và nhóm xã hội, cần phải có hành động hệ thống và triệt để. 

Báo cáo Hiện trạng Môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2020

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao gây ra áp lực lớn lên môi trường do các loại chất thải phát sinh từ các hoạt động phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, đô thị hóa và đồng thời cũng đặt nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường.  Tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến phức tạp tại một số khu vực như: ô nhiễm không khí tại một số thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vực sản xuất, kinh doanh; vấn đề tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây tác động tiêu cực đến môi trường đất. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng khó lường cũng gây nên khó khăn với công tác bảo vệ môi trường.  

Báo cáo đánh giá tổng quan hiện trạng môi trường Việt Nam, từ hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, nguyên nhân, các nguồn tác động chính lên môi trường, diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí. Từ những đánh giá kết quả, khó khăn và vướng mắc, xác định các vấn đề thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường, đề xuất các nhóm giải pháp định hướng lâu dài cũng như giải pháp cấp bách ưu tiên để thực hiện một cách hiệu quả, bền vững phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. 

 

 

 

Hiện trạng tiêu thụ túi ni-lông dùng một lần trong chuỗi siêu thị tại Hà Nội

Sé không còn xa lạ gì nếu bạn bắt gặp rất nhiều túi ni-lông, bao bì, chai vỏ nhựa dùng một lần trên đường, đặc biệt là những nơi công cộng. Rác thải nhựa thực sự đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong quản lý môi trường. Tiêu thụ nhựa bình quân đầu người ở Việt Nam đã tăng từ 3,8kg bình quân đầu người năm 1990 lên 41,3 kg bình quân đầu người vào năm 2018. Rác thải nhựa nói chung cần rất nhiều thời gian để có thể phân hủy và với lượng tiêu thụ khổng lồ nhựa của con người, môi trường sống và khí hậu sẽ bị phá hủy nặng nề. 

Tại Việt Nam, nhu cầu phân loại rác thải và áp dụng công nghệ tiên tiến để tải chế rác thải nhựa là một trong những biện pháp cần đẩy mạnh để hạn chế những tác động của nhựa. Một trong những loại rác thải nhựa phổ biến và được tiêu dùng nhiều nhất là túi ni-lông. Do đó, việc đánh giá hiện trạng tiêu thụ túi ni-lông là cần thiết để xây dựng chiến lược giảm thiểu túi ni-lông dùng một lần trong các siêu thị. Báo cáo được xây dựng nhằm cho thấy thực trạng tiêu biểu của việc tiêu dùng túi ni lông tại Việt Nam từ đó cung cấp thông tin để những người ra quyết định có thể xác định phương thức giảm thiểu. 

Tổng hợp kiến thức_Khoa học khí hậu

“Biến đổi khí hậu”, “Sự nóng lên toàn cầu”, “Giảm phát thải khí nhà kính”…là những gì mà sao chúng mình lại phải nghe thấy thường xuyên đến như vậy??? 

 

😥 Đáng buồn, dù không muốn nhưng đây đều là những khái niệm mà chúng ta phải lưu tâm bởi những biểu hiện hàng ngày và những ảnh hưởng đáng kể của chúng đối với đời sống của con người và xã hội.  

 

Biến đổi khí hậu được biểu hiện dao động trong bầu khí quyển được quan sát trong thời gian dài (vài thập kỷ hoặc hơn) chứ không chỉ trong một, hai tháng. Hoạt động của con người được chứng minh là những tác động dẫn đến biến đổi khí hậu với những biểu hiện mạnh mẽ mà có thể thấy rõ nhất là sự phát thải khí C02 trong không khí. 

 

Thí nghiệm của Eunice Foote vào năm 1856 đã sử dụng hai bình thủy tinh đặt dưới ánh nắng mặt trời với một bình chứa không khí và một bình chứa CO2. Sau khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo sự thay đổi nhiệt độ trong mỗi bình, nhà khoa học đã kết luận được rằng CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt ừ ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với không khí”. Thế nhưng thí nghiệm và kết luận của Foote chỉ là một trong 3 thí nghiệm chứng minh về ảnh hưởng của CO2 đến biến đổi khí hậu. Vậy nếu nồng độ CO2 tăng cao mỗi ngày sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của con người và việc này đồng nghĩa với việc biến đổi khí hậu sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn.

 

Video và infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khoa học khí hậu, những biểu hiện và ảnh hưởng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu đến với đời sống chúng ta. Và đưa ra những phướng thức thanh niên có thể làm để chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. 

 

Nhanh tay mở ngay video và infographic dưới thuii 🌸

 

Tổng hợp kiến thức_Năng lượng

⚡ Năng lượng đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại dù gây ra phát thải khí nhà kính nhiều nhất hiện nay ⚡

 

📱🛵💡 Đối với thanh niên chúng mình, nhu cầu sử dụng năng lượng lại càng lớn khi chúng mình sử dụng xăng để phục vụ di chuyển, dùng điện để học tập, làm việc hay lướt Facebook, và đặc biệt để chiếu sáng nữa. 

 

Nhưng liệu chúng ta đã biết năng lượng bao gồm năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo và chúng cũng chứa đựng “mặt xấu” và “mặt tốt” khác nhau? Tại sao chuyển dịch năng lượng lại cần thiết để hạn chế biến đổi khí hậu? Chúng mình phải làm gì để hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch? 

 

Nếu như chưa kịp hoàn thành các bài học tại Module Năng lượng của chúng mình, các bạn có thể nắm qua những nội dung cơ bản về năng lượng tại Infographic và video dưới đây nha. 

Sau khi xem xong rùi thì mau mau quay lại Module để “nạp” thêm kiến thức thui các bạn ơi 😁

euREka! Sáng kiến Năng lượng tái tạo

Khi thế giới đang trong nỗ lực hướng đến giảm phát thải khí nhà kính và đạt được phát thải ròng bằng 0, năng lượng sạch được coi là một trong những giải pháp hàng đầu trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.  Để tăng cường đưa năng lượng tái tạo vào trong cuộc sống, cần đẩy mạnh các sáng kiến ứng dụng năng lượng tái tạo  như sử dụng điện gió, điện mặt trời, thủy điện ☀🌊

Là một trong những ngành gây ra nhiều phát thải khí nhà kính, giao thông cần có những thay đổi và bước tiến mới để giảm phát thải bởi chỉ tính trong giai đoạn 2014 -2020, mỗi năm Việt Nam có tới trung bình 5,14 triệu xe máy và 255.000 ô tô con được đăng ký mới. Điều này đã góp phần dẫn đến tổng phát thải lên đến 33,2 triệu tấn, chiếm 19,3% phát thải từ lĩnh vực năng lượng. 

Do đó, phương tiện giao thông bằng điện trở thành một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu với nhiều tiềm năng phát triển, góp phần giảm thiểu ô nhiễm và sự tác động đến môi trường sống xung quanh. 

🚲 Thế nhưng như vậy đã đủ để xe điện có thể thay thế hoàn toàn các phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong tương lai tại Việt Nam? Biện pháp nào có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề của xe điện? 

Thanh niên chúng mình đã có một buổi chia sẻ nhỏ với những hướng dẫn từ nhóm Youth TOT năng lượng về vấn đề này. Vậy để tìm hiểu thêm về những sáng kiến năng lượng tái tạo có thể áp dụng trong tương lai, hãy cùng nghiên cứu những nội dung dưới đây mà những bạn trẻ TOT đã xây dựng dành riêng cho thanh niên chúng mình nhé. 

Đảm bảo bạn sẽ được “boost” 50 phần kiến thức với những tài liệu hướng dẫn thú vị của các bạn TOT chúng mình 🤭

 

 

euREka – Innovationhttps://docs.google.com/presentation/d/1T7d-lDa1VA4nvEmBbY0dbBKo2REhpCk3/edit?usp=sharing&ouid=110986957729224985643&rtpof=true&sd=true

euREka – Trình bày của khách mời: https://docs.google.com/presentation/d/1uv3Whh_-Jdd4FCTxiW0yV4DYT25E56Bl/edit?usp=sharing&ouid=110986957729224985643&rtpof=true&sd=true

 

YOUTH TALK – Thanh niên trong chuyển dịch năng lượng

⚡ Chuyển dịch năng lượng là sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc của một hệ thống điện ⚡

Bằng cách cắt giảm tỉ trọng các nguồn năng lượng phát thải Carbon như than đá và dầu mỏ và thay vào đó là những nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường, Việt Nam đã và đang có những bước tiến lớn trong công cuộc chống lại biến đổi khí hậu cũng như đảm bảo nguồn năng lượng bền vững cho tương lai.

Từ Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu cho đến hội nghị COP26, Việt Nam đã đưa ra những cam kết rất tham vọng hay có thể gọi là khá xa vời cho chuyển dịch năng lượng. Cụ thể Thủ Tướng khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng “0” – NetZero vào năm 2050. Điều này là dễ hiểu khi Việt Nam được IPCC xác định là một trong những quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Thế nhưng Việt Nam đang ở trong tư thế như nào khi đưa ra những mục tiêu đấy, chẳng phải chúng ta vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn điện than hay sao?

Để tiến đến các nguồn năng lượng sạch và bền vững,  chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam cũng đã gặp phải những rào cản rất lớn.  

Đứng trước những thách thức và cơ hội trong quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam, thanh niên hiểu gì về vấn đề này và chúng mình có thể đóng góp những gì vào quá trình này tại hiện tại và tương lai? Chúng mình muốn tìm hiểu và nghiên cứu về năng lượng thì phải tham gia ở đâu? 

Youth4Climate xin giới thiệu biệt đội Youth Train-the-trainer (TOT), những bạn trẻ từ khắp vùng miền khác nhau với mong muốn được học hỏi về chuyển dịch năng lượng, sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi căn bản nhất và tạo ra một môi trường để chúng mình cùng trao đổi và chia sẻ với nhau. 

Buổi giao lưu đầu tiên “Youth Talk – Thanh niên trong chuyển dịch năng lượng” nằm trong chuỗi sự kiện Thanh niên & Chuyển dịch năng lượng đã diễn ra tốt đẹp và Youth Talk đã ghi nhận được đa số ý kiến cho rằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ chiếm chủ đạo trong cơ cấu phát điện Việt Nam và tài chính là thách thức lớn nhất trong chuyển dịch năng lượng. 

Nếu bạn tò mò không biết những thông tin và kiến thức gì đã được chúng mình chia sẻ với nhau thì hãy theo dõi ngay bài trình bày bên dưới, các bạn trẻ TOT chúng mình đã tổng hợp kiến thức và chia sẻ đến các bạn thanh niên khác một cách dễ hiểu và thú vị nhất đó. 

Bên cạnh đó, tài liệu kiến thức về Sáng kiến năng lượng tái tạo cũng sẽ được chúng mình chia sẻ tại Climate Learning Hub, hãy cùng đón đọc với chúng mình nhé 🥰

 

Báo cáo tiềm năng Năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam

Thông qua những tiết học địa lý, chắc hẳn chúng ta đều biết Việt Nam là nước nằm trong vùng gió mùa châu Á mạnh và ổn định, nhờ đó tiềm năng năng lượng gió ở nước ta được đánh giá là vô cùng dồi dào. Thông qua khảo sát của Ngân hàng Thế giới (World Bank), tuy Việt Nam là nước có tiềm năng gió trung bình so với các nước trên thế giới và trong khu vực nhưng lại có tổng tiềm năng điện gió ước tính đạt 513.160MW, lớn gấp 200 lần công suất của nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện Việt Nam năm 2020. 

Năng lượng tái tạo đã và đang được chứng minh là một trong những biện pháp phù hợp nhất để giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm và tiết kiệm nguồn nhiên liệu. Báo cáo tiềm năng năng lượng gió, sóng ngoài khơi tại các vùng biển Việt Nam cung cấp các thông tin về thực trạng nghiên cứu, phát triển công nghệ và khai thác năng lượng gió, sóng ngoài khơi trên thế giới và tại Việt Nam, những kết quả nghiên cứu bước đầu về phấn bố chi tiết tiềm năng năng lượng gió, sóng tại các vùng biển của Việt Nam.

Hướng dẫn Xây dựng các chỉ số theo dõi hành động đối với Các chính sách Giảm thiểu Biến đổi khí hậu liên quan đến năng lượng

Ngày nay, ngành năng lượng đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Do đó, việc xây dựng hệ thống chính sách và hành động để giảm thiểu phát thải từ ngành năng lượng là hoàn toàn cấp thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của các chỉ số theo dõi hành động về biến đổi khí hậu liên quan đến chính sách giảm thiểu về năng lượng, bộ hướng dẫn này được xây dựng để cung cấp một các nhìn tổng thể về các vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến năng lượng tại các nước châu Á. 

Báo cáo này trình bày chi tiết về tầm quan trọng của số liệu thống kê trong quá trình hoạch định và phân tích chính sách, cũng như các phương pháp tốt nhất trong việc thiết lập các mục tiêu mạnh mẽ, đặc biệt là về năng lượng tái tạo, cường độ năng lượng và lượng khí thải carbon. Báo cáo kết luận rằng sự hợp tác giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà thống kê, chuyên gia lập kế hoạch năng lượng và các nhà phân tích liên quan đến năng lượng khác trong các bộ của chính phủ là rất cần thiết.