Báo cáo về biến đổi khí hậu 2022 của IPCC – Giảm thiểu biến đổi khí hậu

Bản báo cáo thứ 6: Giảm thiểu biến đổi khí hậu phản ánh những phát hiện mới trong tài liệu liên quan và được xây dựng dựa trên các báo cáo IPCC trước đó. Một số phát triển chính liên quan đến báo này bao gồm: một bối cảnh quốc tế đang phát triển; tăng cường sự đan dạng của các tác nhân và cách tiếp cận để giảm thiểu; mối liên hệ chặt chẽ giữa các lộ trình giảm thiểu, thích ứng và phát triển với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, báo cáo này xác định nhiều khuôn khổ phân tích để đánh giá các động lực, rào cản và các tuỳ chọn cho hành động giảm thiểu. Chúng bao gồm: hiệu quả kinh tế bao gồm lợi ích của các tác động tránh được; đạo đức và công bằng; các quá trình chuyển đổi công nghệ và xã hội liên kết với nhau; và các khuôn khổ chính trị – xã hội, bao gồm các thể chế và quản trị. Những điều này giúp xác định các rủi ro và cơ hội để hành động bao gồm cả đồng lợi ích và chuyển đổi công bằng và công bằng ở quy mô địa phương, quốc gia và toàn cầu.

Đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường

Báo cáo này đại diện cho một đánh giá quan trọng về đa dạng sinh học và dịch vụ môi trường, lần đầu tiên được thực hiện trong gần 15 năm (kể từ khi công bố Đánh giá Hệ sinh thái Thiên niên kỷ vào năm 2005), và lần đầu tiên được thực hiện bởi một cơ quan liên chính phủ. Nội dung báo cáo bao gồm tình trạng và xu hướng của thế giới tự nhiên, các tác động xã hội của những xu hướng này, nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của chúng, và quan trọng là những hành động vẫn có thể được thực hiện để đảm bảo một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người. Những liên kết phức tạp này đã được đánh giá bằng cách sử dụng một khuôn khổ đơn giản, nhưng rất bao trùm, nên cộng hưởng với nhiều bên liên quan, vì nó công nhận các quan điểm, giá trị và hệ thống tri thức đa dạng của thế giới.

Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu

Báo cáo này được xuất bản để tóm tắt nội dung làm việc của hội thảo khoa học về biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, được thực hiện bởi IPBES và IPCC. Các mục tiêu của hội thảo, phù hợp với đề cương của hội thảo, là như sau: Trong bối cảnh cấp bách của việc phục hồi đa dạng sinh học trên đất liền và đại dương, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, IPCC và IPBES đồng tổ chức các hội thảo về bảo vệ đa dạng sinh học và các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu. Điều này bao gồm việc khám phá tác động của biến đổi khí hậu đối với đa dạng sinh học, khả năng và giới hạn khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các loài, khả năng phục hồi của các hệ sinh thái trong điều kiện biến đổi khí hậu, các ngưỡng thay đổi không thể đảo ngược và, đóng góp của hệ sinh thái vào các vòng lặp phản hồi khí hậu và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, trên bối cảnh của sự mất mát đang diễn ra trong sinh khối của quần xã sinh vật và rủi ro liên quan đối với các loài chính và đa dạng sinh học cũng như các dịch vụ hệ sinh thái (thiên nhiên đóng góp cho con người). Báo cáo hội thảo sẽ cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện Thoả thuận Paris, Khung đa dạng sinh học toàn cầu sau năm 2020 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Báo cáo Đặc biệt về Biến đổi Khí hậu và Đất đai (SRCCL)

Báo cáo Đặc biệt về Biến đổi Khí hậu và Đất đai (SRCCL) của IPCC nói về các vấn đề biến đổi khí hậu, sa mạc hóa, suy thoái đất, quản lý đất bền vững, an ninh lương thực và sự chuyển hoá khí nhà kính giữa các hệ sinh thái trên cạn. Nó cũng đánh giá các lựa chọn để những nhà hoạch định chính sách có thể cân nhắc trên nhiều quy mô. Báo cáo này là có tính chất liên ngành và tập hợp một số lượng chưa từng có các chuyên gia từ các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Chuyên môn của họ bao gồm từ hệ thống nông nghiệp và sinh kế nông thôn đến dinh dưỡng và lâm nghiệp.

Báo cáo SRCCL nên được cân nhắc cùng với các báo cáo IPCC khác, bao gồm Báo cáo Đặc biệt về Sự nóng lên Toàn cầu 1,5 ° C, Báo cáo Đặc biệt về đại dương và băng quyển trong bối cảnh biến đổi khí hậu (SROCC), và các báo cáo liên quan từ các Cơ quan Liên hợp quốc khác.

Để tìm hiểu thêm về báo cáo SRCCL, vui lòng truy cập đường link này – https://www.ipcc.ch/srccl/

Báo cáo đặc biệt về đại dương và băng quyển trong bối cảnh BĐKH

Báo cáo đặc biệt về đại dương và băng quyển trong bối cảnh BĐKH (SROCC) đánh giá những thay đổi được quan sát và dự kiến đối vớI đại dương và thuỷ quyển cùng các tác động và rủi ro liên quan của chúng, tập trung vào khả năng phục hồi, các phương án ứng phó với quản lý rủi ro và các biện pháp thích ứng, xem xét cả tiềm năng và hạn chế của chúng. SROCC tập hợp kiến thức về vật lý và sinh hóa những thay đổi, tác động qua lại với những thay đổi của hệ sinh thái và những tác động đối với cộng đồng con người.

Lần đầu tiên, IPCC đưa ra một báo cáo chuyên sâu về các ngóc ngách xa xôi nhất của Trái Đất – từ những ngọn núi cao nhất và các vùng cực xa xôi đến các đại dương sâu nhất. Báo cáo cho thấy ngay cả và đặc biệt là ở những nơi này, sự thay đổi khí hậu do con người gây ra càng trở nên rõ rệt. Những thay đổi này cho thấy đại dương và thuỷ quyển của thế giới đã ‘tiếp thêm sức nóng’ cho biến đổi khí hậu trong nhiều thập kỷ. Hậu quả đối với thiên nhiên và nhân loại là sâu rộng và nghiêm trọng. Báo cáo này nhấn mạnh tính cấp thiết của hành động kịp thời, đầy tham vọng, có phối hợp và lâu dài.

Để tìm hiểu thêm về báo cáo SRCCL, vui lòng truy cập đường link này – https://www.ipcc.ch/srocc/

Hướng dẫn cho tác giả báo cáo chính của IPCC vè sự không chắc chắn

Các ghi chú hướng dẫn này nhằm hỗ trợ các Tác giả chính của Báo cáo Đánh giá Lần thứ Năm (AR5) trong việc sử dụng nhất quán ngôn ngữ để thể hiện các yếu tố không chắc chắn trong những kết quả nghiên cứu được đánh giá. Những ghi chú này xác định một cách tiếp cận chung và ngôn ngữ đã hiệu chỉnh có thể được sử dụng rộng rãi cho các chuyên gia đang phát triển các phán đoán và để đánh giá và truyền đạt mức độ chắc chắn trong các phát hiện của quy trình đánh giá.

Đối với các bạn đọc, hướng dẫn này sẽ cho bạn hiểu rõ hơn về khái niệm “yếu tố không chắc chắn” trong quy trình đánh giá khoa học khí hậu, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như tác động của các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ được nêu.

Báo cáo Đánh gía lần thứ 4 – Nhóm công tác 1

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là bản báo cáo thứ 5 về biến đổi khí hậu toàn cầu. Toàn bộn bản báo cáo lần thứ 5 được hoàn thiện và công bố vào năm 2014, bao gồm phần báo cáo của Nhóm công tác 3. Như những báo cáo trước đó, nội dung của bản báo cáo được thực hiện qua một quá trình có sự tham gia của những chuyên gia liên quan đến biến đổi khí hậu từ tất cả các lĩnh vực có liên quan và những người sẽ sử dụng báo cáo này, đặc biệt là những người đại hiện trong các chính phủ. Nhóm công tác 3 tập trung đánh giá các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Để tìm hiểu thêm về Báo cáo đánh giá lần thứ 5, IPCC và Nhóm làm việc 3, vui lòng truy cập đường link – https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg3/

Báo cáo Đánh gía lần thứ 5 – Nhóm công tác 3

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là bản báo cáo thứ 5 về biến đổi khí hậu toàn cầu. Toàn bộn bản báo cáo lần thứ 5 được hoàn thiện và công bố vào năm 2014, bao gồm phần báo cáo của Nhóm công tác 3. Như những báo cáo trước đó, nội dung của bản báo cáo được thực hiện qua một quá trình có sự tham gia của những chuyên gia liên quan đến biến đổi khí hậu từ tất cả các lĩnh vực có liên quan và những người sẽ sử dụng báo cáo này, đặc biệt là những người đại hiện trong các chính phủ.

Nhóm công tác 3 của báo cáo tập trung đánh giá các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Để tìm hiểu thêm về Báo cáo đánh giá lần thứ 5, IPCC và Nhóm làm việc 3, vui lòng truy cập đường link – https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg3/

Báo cáo Đánh gía lần thứ 5 – Nhóm công tác 2 (Phần B)

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR5) của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) là bản báo cáo thứ 5 về biến đổi khí hậu toàn cầu. Toàn bộn bản báo cáo lần thứ 5 được hoàn thiện và công bố vào năm 2014, bao gồm phần báo cáo của Nhóm công tác 2. Như những báo cáo trước đó, nội dung của bản báo cáo được thực hiện qua một quá trình có sự tham gia của những chuyên gia liên quan đến biến đổi khí hậu từ tất cả các lĩnh vực có liên quan và những người sẽ sử dụng báo cáo này, đặc biệt là những người đại hiện trong các chính phủ.

Nhóm công tác 2 của báo cáo tập trung đánh giá ảnh hưởng của BĐKH ở cấp độ toàn cầu (Phần A) và theo khu vực (phần B).

Để tìm hiểu thêm về Báo cáo đánh giá lần thứ 5, IPCC và Nhóm làm việc 2, vui lòng truy cập đường link – https://www.ipcc.ch/report/ar5/wg2/